
Những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38
Khi mang thai ở tuần 38 thì cả mẹ và bé đều có những thay đổi rõ rệt. Vậy dấu hiệu sinh con ở tuần 38 là gì? Sinh con ở tuần 38 thì như thế nào?
Người mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra được đủ ngày, đủ tháng, phát triển khỏe mạnh tuy nhiên có dau hieu sap sinh o tuan 38làm không ít bà mẹ lo lắng. Sinh con 38 tuần có phải là sinh non hay không? Tác động như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
MỤC LỤC BÀI VIẾT
1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 38
1.2. Những thay đổi của mẹ khi thai nhi 38 tuần tuổi
2. Sinh con ở tuần 38 có phải là sinh non không?
3. Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38
1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 38
Khi mang thai ở tuần 38 thì cả mẹ và bé đều có những thay đổi rõ rệt.
1.1. Thai nhi ở tuần 38
Ở tuần 38 của thai kỳ, thì bé con đã chờ đợi để rời khỏi sự bao bọc trong bụng mẹ để nói lời chào với thế giới bên ngoài.
Ở gia đoạn này, bé tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời. Chiều dài của bé ở thời điểm này là khoảng 50 cm, cân nặng vào khoảng 3.2kg có thể so với một quả bí lớn. Tùy thuộc vào giới tính mà có các chỉ số khác biệt. Những lớp biểu bì bên ngoài cũng đang được trút bỏ và thay thế bằng những lớp da mới.
Nhiều bé lúc này đã có tóc và dài khoảng 2.5 cm. Tuần này, lớp lông tơ và lớp gây (giống như phô mai) bao bọc cơ thể bé nhằm bảo vệ làn da mỏng manh của thai nhi trong môi trường nước ối đang dần dần biến mất và chỉ có số ít trẻ vẫn còn lông tơ và gây khi chào đời. Bé tiếp tục phát triển và các chức năng cũng như bộ khung đã hoàn thiện trừ não bộ, phổi. Hai cơ quan này sẽ tiếp tục hoàn thiện cho tới khi bé chào đời và tiếp tục phát triển trong thời thơ ấu của bé. Bé đã có thể nắm tay thật chặt như lần nắm tay đầu tiên của con khi vừa chào đời.
1.2. Những thay đổi của mẹ khi thai nhi 38 tuần tuổi
Khi thai nhi được 38 tuần tuổi thì cơ thể mẹ lúc này đã ngừng tăng cân, một số người còn giảm cân nhưng lại có cảm giác rất khó chịu. Bé lúc này đã di chuyển sát vùng xương chậu của bạn, nên bàng quang bị chèn ép ghê gớm, mẹ thường xuyên phải đi tiểu. Khoảng cách giữa tử cung và khớp dính bây giờ khoảng 36 – 38 cm. Khoảng cách từ rốn đến đỉnh tử cung khoảng 16 – 18 cm.
Sự phù lên trông thấy của bàn chân và mắt cá chân là hết sức phổ biến trong giai đoạn nước rút này. Nhưng nếu có các dấu hiệu bất thường như sưng quá to ở chân, mắt cá chân và thậm chí ở bàn tay, xuất hiện bọng xung quanh mắt hoặc tăng cân đột ngột, đau đầu dai dẳng, dữ dội, thị lực thay đổi (mờ mắt, hay thấy những đốm đen hoặc nhạy cảm với ánh sáng) đau bụng trên dữ dội, buồn nôn, ói mửa… thì hãy gọi ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ tiền sản giật.
Trong giai đoạn này, mẹ nên chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để khi có những dấu hiệu sắp đến ngày sinh thì không cần quá lo lắng, gấp gáp chuẩn bị.
2. Sinh con ở tuần 38 có phải là sinh non không?
Nhiều bà bầu xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 nên cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết việc con sinh ra ở tuần 38 có ảnh hưởng như nào đến mẹ và bé.
Theo một nghiên cứu, thì một thai nhi đủ tháng sẽ ở trong bụng mẹ từ khoảng 39 đến 40 tuần 6 ngày. Tuy nhiên, theo tạp chíThe Healththì một nhi được xem là đủ tháng, đủ ngày sẽ được sinh vào tuần thứ 37 đến 42 tuần.
Theo các chuyên gia thì sinh con ở tuần thứ 38 có thể được xem là một ca sinh non. Tuy nhiên, trường hợp này thì không đáng lo ngại mấy, bởi có rất nhiều bà mẹ sinh con ở tuần thứ 38 đều sinh con bình thường và không gặp bất cứ khó khăn gì trong việc nuôi dưỡng nhé. Còn đối với trẻ sinh dưới 38 tuần sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng như: Khó thở hơn những trẻ sinh ra đủ tháng, dễ mắc các bệnh thần kinh như trầm cảm, với nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2 lần so với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng.
thai nhi sinh ở từ 37 tuần 0 ngày đến 38 tuần 6 ngày là sinh non tháng. Trước 37 tuần là sinh thiếu tháng. Thai nhi đủ tháng là từ 39 tuần 0 ngày đến 40 tuần 6 ngày. Trường hợp thai nhi mà từ 40 tuần 0 tháng đến 41 tuần 6 ngày là quá tháng. Từ sau 42 tuần 0 ngày là già tháng. Các mẹ nên lưu ý một chút về mốc thời gian này.
3. Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38
==> Ngoài ra những dấu hiệu sắp sinh con rạ lại hoàn toàn khác so với con đầu lòng, vì vậy các mẹ cũng cần phải chú ý
Khi thai nhi ở tuần 38 là ở những tuần cuối của thai kỳ rồi nên các mẹ hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng sinh bất cứ lúc nào. Vì thế, hãy tìm hiểu kiến thức về những dấu hiệu sắp đến ngày sinh để có sự chuẩn bị tốt nhất chào đón bé yêu đến với thế giới bên ngoài.
Thông thường trước ngày sinh 2 tuần, mẹ bầu cũng đã có những thay đổi rõ rệt để nhận biết ngày sinh sắp đến gần cũng giúp mẹ chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng cho ngày ấy. Vậy những dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần gồm những dấu hiệu nào?
Khi đó, mẹ sẽ cảm nhận được cơn đau chuyển dạ giả, những cơn đau này rất giống với các cơn đau chuyển dạ thật và khiến không ít mẹ mang thai lần đầu nhầm lẫn. Dấu hiệu này xuất hiện từ tuần thứ 30 của thai kỳ nhưng đến trước khi sinh 2 tuần xuất hiện với tần xuất nhiều hơn.
Thay đổi số lần thai máy cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần xuất hiện, số lần thai máy sẽ thay đổi từ tuần thai 36 trở đi khi tử cung của mẹ đã trở nên chật chội so với kích thước của bé và khiến bé khó chuyển động hơn. Trước khi sinh 2 tuần có khi rất yên lặng nhưng có khi lại chuyển động rất mạnh mẽ.
Vì thai nhi hạ thấp xuống để chuẩn bị ra ngoài nên khiến mẹ khó chịu phía lưng do cơ ở khu vực này đột nhiên bị căng ra. Cũng do đó, mà mẹ thấy đau phía sau lưng. Để giảm tình trạng này, mẹ bầu có thể chườm lưng bằng nước nóng hay nhờ người thân xoa bóp lưng nhẹ nhàng đừng đấm hay massage quá mạnh để dễ chịu và ngủ ngon hơn.
Lực ép từ thai nhi lên bàng quang tăng lên sẽ khiến mẹ muốn đi tiểu nhiều hơn thời gian trước đó nhiều lần. Đồng thời, ở một vài mẹ thì có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy và có các cơn co cơ nhẹ ở bụng.
Bụng bầu hạ thấp xuống đây là dấu hiệu rõ nhất trước khi sinh 2 tuần lúc này giống như bụng của mẹ tụt xuống vậy. Bé là đang nằm thấp sâu, sát vùng xương chậu.
Cũng có mẹ bầu bị sút cân. Điều này được lý giải là cách thích nghi của cơ thể với quá trình sinh nở, có xu hướng trở nên nhẹ gọn và linh hoạt hơn.
Những mẹ bầu còn có thể cảm thấy giảm cảm giác thèm ăn khi sắp đến ngày sinh. Tuy nhiên đừng lo lắng, điều cần làm lúc này mẹ chỉ cần chọn những món ăn khiến mình ngon miệng và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể để chuẩn bị sức khỏe cho kỳ sinh nở.
Khi thai nhi di chuyển xuống dưới xương chậu càng nhiều thì sức ép của bé lên cơ hoành, dạ dày giảm đi nhiều nên mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn và chứng ợ nóng cũng biến mất. Vì vậy nên bỗng nhiên cảm thấy dễ thở hơn cũng là một dấu hiệu cho biết là mẹ sắp sinh rồi đấy.
Đó là những dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần mà các mẹ nên lưu ý. Dù là sinh ở tuần 38 hay ở tuần 40 thì khi đó là những dấu hiệu mà mẹ bầu cần biết. Khi thấy những cơn chuyển dạ thật thì nên đến ngay cơ sở y tế để sẵn sàng cho việc sinh nở.
4. Lưu ý trước khi sinh
==> Cách chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh cũng nên được chú ý kỹ càng, vì sức khỏe của mẹ phải mạnh khỏe thì mới có thể chăm sóc cho con được
Nhiều bà bầu thấy những dấu hiệu sắp đến ngày sinh thì băn khoăn lo lắng thậm chí sợ sệt nhất là với những người sinh con lần đầu, chưa có đủ kiến thức cần thiết. Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống và giấc ngủ của bà bầu trước khi sinh, mà còn ngăn trở khả năng toàn thân ứng phó, làm cho cơ thể không thể nhanh chóng bước vào trạng thái tốt nhất chờ sinh, vì vậy ảnh hưởng đến việc sinh nở bình thường. Với điều kiện y học hiện đại, thì tính an toàn của một ca sinh được đảm bảo rất cao. Vì vậy hãy để tâm lý thoải mái nhé các mẹ.
Quá trình vượt cạn tiêu hao rất nhiều thể lực, vì vậy trước khi sinh mẹ bầu phải ăn thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để có sức khỏe tốt nhất.
Đến kỳ sinh nở, nên giảm bớt hoạt động, giảm thấp cường độ làm việc, đặc biệt cần nghỉ ngơi tốt, ngủ đầy đủ. Chỉ có như vậy mới chuẩn bị đủ sức khỏe thể chất và tinh thần cho việc sinh nở. Có cuộc điều tra cho thấy nếu trong cuộc sống hàng ngày, công việc của bà bầu có những điều không hay không tốt làm cho bà bầu trước khi sinh không hứng thú, ưu phiền, khổ tâm thì có thể làm cho việc sinh con không thuận lợi.
Rất nhiều bà bầu khi chưa đến ngày sinh nở lại lo lắng vội vàng chờ sinh nở từng ngày, đến ngày sinh nở lại ăn không ngon ngủ không yên. Họ không hiểu thời kỳ chờ sinh có một phạm vi hoạt động, trước 10 ngày hoặc sau 10 ngày đều là hiện tượng bình thường.Khi ấy gia đình cần động viên để tránh tâm lý tiêu cực đến bà bầu.
Trước khi sinh nở nửa tháng không nên đi xa nhà, đặc biệt là ngồi xe tàu, bởi các điều kiện đều bị hạn chế trên đường đi, nếu sinh ngoài dự kiến mà lại gặp ca khó khăn thì có thể sẽ nguy hại đến sự an toàn và tính mạng của hai mẹ con.
Cũng nhớ chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để có thể sinh em bé bất cứ lúc nào đừng lo lắng thái quá mà không dám hoạt động dẫn đến khó sinh.
Đến giai đoạn cuối kỳ sinh nở, dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu mà bác sỹ có thể chỉ định rõ khi nào cần vào viện chờ sinh.
Như vậy khi có những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé phải để tâm lý thực thoải mái để có thể chào đón con yêu khỏe mạnh ra đời.
Bình Luận